Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh: Nguyên nhân, cách khắc phục
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là tình trạng hầu hết phụ nữ độ tuổi trung niên phải đối diện. Thời kỳ tiền mãn kinh, chu kỳ kinh của phụ nữ thưa dần và ra ít máu, nhưng vài trường hợp có thể bị rong kinh. Để biết nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh, chị em theo dõi nội dung dưới đây.
Tìm hiểu hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì? Mãn kinh là giai đoạn phát triển bình thường trong cơ thể người phụ nữ. Thực tế, tình trạng này có thể xảy ra sớm, có thể xảy ra muộn ở những phụ nữ khác nhau mà không có sự đồng nhất về độ tuổi.
Độ tuổi trung bình từ 45 – 55, hoạt động buồng trứng suy giảm. 2 loại hormone nữ là estrogen và progesterone cũng giảm theo làm nội tiết tố nữ mất cân bằng. Vì vậy, hiện tượng rụng trứng diễn ra thất thường khiến kinh nguyệt rối loạn.
Yếu tố thúc đẩy giai đoạn tiền mãn kinh xảy ra nhanh hơn:
➢ Sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá, uống rượu bia,...
➢ Yếu tố di truyền: Những phụ nữ trong một gia đình có xu hướng trải nghiệm giai đoạn tiền mãn kinh ở độ tuổi giống nhau.
➢ Không sinh con
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Nắm rõ từng nguyên nhân giúp việc điều trị mang lại kết quả nhanh chóng. Dưới đây là 6 yếu tố dẫn tới rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh.
1. Suy giảm chức năng buồng trứng
Giai đoạn tiền mãn kinh, nội tiết tố nữ tiết ra ít, chức năng buồng trứng suy giảm dần. Lượng hormone estrogen tiết ra không đều sẽ ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt.
2. Tâm lý căng thẳng
Phụ nữ khoảng 40 tuổi có nhiều vấn đề lo lắng trong cuộc sống, dễ căng thẳng, mệt mỏi. Kèm theo thói quen sinh hoạt không điều độ, thức khuy,... Khiến lượng nội tiết tố tiết ra không ổn định, làm rối loạn kinh nguyệt.
3. Bệnh lý ở tử cung
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh nên thăm khám kịp thời để phát hiện bệnh lý tử cung tiềm ẩn. Một vài bệnh lý phổ biến:
➢ Polyp cổ tử cung: Những tế bào tử cung phát triển không bình thường. Polyp có màu hồng, dễ chảy máu. Mắc bệnh này, chị em có thể rong huyết thời gian dài, thậm chí cả tuổi đã mãn kinh.
➢ Viêm nội mạc tử cung: Tử cung bị vi khuẩn, nấm tấn công sẽ dẫn tới viêm nhiễm. Người bệnh thấy âm đạo đau rát, ngứa, kinh nguyệt không đều,...
➢ Tăng sinh nội mạc tử cung: Lớp niêm mạc tử cung phát triển bất thường trở nên dày hơn.
➢ Ung thư cổ tử cung: Giai đoạn tiền mãn kinh, nếu bị ung thư dễ bị rong kinh. Ngoài ra, máu kinh sẫm hơn, dễ bị đông thành cục.
4. Do dùng thuốc
Phụ nữ dùng một số loại thuốc thời gian dài có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt: Thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu,... Lượng thuốc này đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng quá trình sản sinh nội tiết tố, khiến kinh nguyệt ra chậm, sớm, rong kinh.
5. Do vòng tránh thai
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có thể do vòng tránh thai. Vòng tránh thai đôi khi làm chảy máu âm đạo khoảng 5 ngày. Nếu lựa chọn cơ sở kém chất lượng để đặt vòng, chị em có thể gặp tình trạng chảy máu kéo dài và ra nhiều máu.
6. Bệnh tuyến giáp
Theo nghiên cứu, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn so với đàn ông. Hormone tuyến giáp tiết ra nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Vô kinh, chậm kinh thường thấy ở người thiếu hormone tuyến giáp. Rong kinh, cường kinh có thể do thừa hormone tuyến giáp.
Giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường gặp phải vấn đề về sức khỏe, cụ thể là rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng này ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Nắm rõ từng nguyên nhân giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh ở chị em có thể xảy ra với nhiều dấu hiệu khác nhau. Thực tế, không phải phụ nữ nào cũng trải qua hết các triệu chứng rối loạn này.
➢ Chu kỳ kinh ít thường xuyên: Xảy ra khi rụng trứng ít thường xuyên hơn bình thường
➢ Chu kỳ dài hơn với máu kinh nhiều hơn: Điều này xảy ra vì niêm mạc tử cung có thời gian tích tụ, phát triển dày hơn và mất nhiều thời gian để rơi ra.
➢ Chu kỳ kinh ngắn hơn: Diễn ra khi nồng độ Estrogen thấp hơn bình thường, làm tăng độ dày của niêm mạc tử cung.
➢ Chu kỳ kinh không đều: Thời kỳ tiền mãn kinh có thể dẫn tới kinh nguyệt không đều, xuất hiện đốm máu giữa các kỳ của giai đoạn tiền mãn kinh.
➢ Thay đổi triệu chứng kinh nguyệt: Đôi khi, chị em có thể nhận thấy sự tăng hoặc giảm cơn đau trong kỳ kinh.
Nói chung, giai đoạn tiền mãn kinh khiến thời gian chu kỳ của người phụ nữ ngắn dần và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn. Một người đã mãn kinh thì không có chu kỳ kinh trong suốt 12 tháng. Nếu 1 năm không thấy chảy máu ở âm đạo, chị em cần đi thăm khám bác sĩ.
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm?
Thực tế, rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh không trực tiếp ảnh hưởng tính mạng chị em phụ nữ. Tuy nhiên, phái đẹp tuyệt đối không chủ quan, cần thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời nhằm tránh biến chứng nguy hiểm.
1. Suy giảm ham muốn
Rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh ảnh hưởng không nhỏ chuyện “chăn gối”. Do vùng kín khô hạn, giảm ham muốn hơn nữa chu kỳ kinh thay đổi liên tục khiến chị em mệt mỏi, e ngại gần gũi chồng.
2. Mệt mỏi
Một số phụ nữ tiền mãn kinh bị rối loạn kinh nguyệt dễ gặp tình trạng đau bụng dữ dội trong kỳ kinh, dẫn tới hiện tượng mệt mỏi, khó chịu.
3. Mắc bệnh phụ khoa
Rối loạn kinh nguyệt có thể khiến chị em phụ nữ gặp phải triệu chứng cường kinh, rong kinh, liên tục phải dùng băng vệ sinh,... Điều này dễ gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục nếu không thường xuyên thay băng vệ sinh sạch sẽ.
4. Ảnh hưởng vóc dáng và nhan sắc
Một số chị em phụ nữ gặp phải hiện tượng cường kinh, rong kinh sẽ luôn mệt mỏi, căng thẳng mỗi khi có chu kỳ kinh. Do lượng máu ra nhiều hoặc kéo dài làm suy nhược cơ thể. Lúc này, phụ nữ dễ bị mất ngủ, da xỉn màu, xuất hiện nhiều nếp nhăn, đồi mồi,...
Trên đây là những tác động tiêu cực của tình trạng rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh. Hy vọng chị em không chủ quan, chủ động thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Cách xử lý rối loạn kinh nguyệt thời kỳ mãn kinh
Nếu các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh khiến chị em phụ nữ lo lắng hoặc khó chịu, bạn có thể áp dụng một số cách xử lý sau:
➢ Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc trao đổi với bác sĩ về loại thuốc đặc trị triệu chứng
➢ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để hạn chế cảm giác khó chịu ở vùng bụng và tình trạng chuột rút
➢ Thực hiện một số bài tập giúp làm giảm căng thẳng như yoga, thiền,...
Bên cạnh đó, chị em phụ nữ tiền mãn kinh có thể thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện triệu chứng. Một số mẹo ăn kiêng trong giai đoạn tiền mãn kinh:
➢ Thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe tổng thể
➢ Bổ sung canxi, vitamin D để ngăn ngừa loãng xương và gãy xương
➢ Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, giúp cải thiện tình trạng da khô, khô âm đạo.
Điều quan trọng, chị em phụ nữ đừng quá lo lắng. Bởi đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường mà tất cả phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh sẽ trải qua.
Thời điểm nào nên đến gặp bác sĩ?
Thực tế, rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là tình trạng bình thường và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh lý phụ khoa. Thêm nữa, người phụ nữ có thể bị chảy máu ở âm đạo bởi nhiều nguyên nhân khác ngoài rối loạn kinh nguyệt.
Vì vậy, nếu trải qua những thay đổi trong chu kỳ kinh, chị em phụ nữ đến ngay địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Những thay đổi như:
➢ Chảy máu kinh rất nhiều khiến chị em phải thay băng vệ sinh mỗi giờ
➢ Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
➢ Chảy máu kinh thường xuyên, 2 – 3 tuần/lần
➢ Xuất hiện kinh sau 1 năm không có kinh
➢ Cảm thấy đau hoặc chảy máu trong hoặc sau quan hệ tình dục
Nếu đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội, chị em phụ nữ có thể đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) để thăm khám. Đây là địa chỉ y tế có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tân tiến, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi,... giúp việc chẩn đoán nguyên nhân chính xác.
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có thể dẫn tới một số thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Nếu các triệu chứng khiến bạn lo lắng, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.